Ngụy tạo – xảo thuật chống phá bầu cử Quốc hội

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta; là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, ngày hội của toàn dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Cho nên các thế lực thù địch và bọn phản động đã triệt để lợi dụng cơ hội này để điên cuồng chống phá, mưu toan làm thất bại sự kiện chính trị trọng đại của đất nước.

Dựa vào kết quả bầu cử Quốc hội Việt Nam trước đây đã được công bố, các đại biểu quốc hội được nhân dân lựa chọn, bầu vào quốc hội với đa số phiếu bầu từ 95-97%, có người từ 98-99%, tỉ lệ người dân đi bầu trong độ tuổi bầu cử là từ 90-95%; từ đó các thế lực thù địch ngụy tạo, suy diễn, quy kết hồ đồ rằng: “Người dân ai cũng hiểu, tỷ lệ đó hầu như không có ý nghĩa trong cơ chế đảng cử dân bầu, đảng quyết định tất cả…dù biết tỷ lệ cử tri đi bầu, tỷ lệ trúng cử là con số hoàn toàn ảo, vô nghĩa…Việc lựa chọn người do đảng cộng sản chuẩn bị và chỉ đạo thực hiện từ đầu tới cuối. Hoạt động của ủy ban bầu cử và người dân đi bầu chỉ là trò diễn cho vui, không ai có thể tác động vào kết quả và có giá trị gì vào việc bầu cử này ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói tóm lại, đó là một việc làm hoàn toàn vô nghĩa mà người dân bắt buộc phải thực hiện”.

Các quốc gia, dân tộc đều có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, xã hội, truyền thống và bản sắc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, thể chế chính trị khác nhau nên mỗi quốc gia có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau, không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, nay đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và chuẩn bị cán bộ cho cả hệ thống chính trị, trong đó có nhân sự cán bộ để giới thiệu bầu làm đại biểu Quốc hội theo đúng Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Điều đó cũng giống như các đảng chính trị khác trên thế giới, ví như ở Hoa Kỳ chẳng hạn, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thực hiện quyền đề cử của mình bằng cách tiến hành các cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng của mình và đưa các ứng cử viên có nhiều triển vọng nhất ra tranh cử Tổng thống. Vì rằng, việc giới thiệu ứng cử viên là đảng viên của đảng mình ra tranh cử là một trong những chức năng cơ bản của các đảng chính trị.

 Hiến pháp và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam quy định rất rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ chức và cá nhân, bảo đảm cho cuộc bầu cử thực sự là sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, ngày hội của toàn dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số: 85/2015/QH13 do Quốc hội khóa XIII, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 đã thể hiện rõ nét, sâu sắc các quan điểm, tư tưởng nêu trên. Trong đó, Luật chỉ rõ: Cử tri bầu đại biểu Quốc hội theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nguyên tắc này đảm bảo ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Điều đó phù hợp với tinh thần bản Tuyên ngôn nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc ban hành năm 1948: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.

Đồng thời, Luật cũng đã quy định rõ: Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử; Tiêu chuẩn của người ứng cử; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử; Dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; Dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; Đơn vị bầu cử; Khu vực bỏ phiếu; Hội đồng bầu cử quốc gia; Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Nguyên tắc lập danh sách cử tri; Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri; Thẩm quyền lập danh sách cử tri; Niêm yết danh sách cử tri; Khiếu nại về danh sách cử tri; Bỏ phiếu ở nơi khác; Ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội; Niêm yết danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội; Nguyên tắc bỏ phiếu; Thông báo về thời gian bầu cử, nơi bỏ phiếu; Thời gian bỏ phiếu; Việc kiểm phiếu; Phiếu bầu không hợp lệ; Khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu; Biên bản kết quả kiểm phiếu; Biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử; Nguyên tắc xác định người trúng cử; Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; Giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử; Xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội,…

Với những quy định chi tiết, chặt chẽ như vậy, rõ ràng việc bầu cử đại biểu Quốc hội là một đợt sinh hoạt dân chủ thực sự sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, ngày hội của toàn dân. Bảo đảm cho mọi hoạt động, các khâu, các bước trong quy trình bầu cử, các kết quả bầu cử diễn ra trôi trảy, nhịp nhàng, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch; thể hiện sự “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Đó chính là những luận cứ đanh thép, đầy thuyết phục, bác bỏ hoàn toàn sự ngụy tạo, suy diễn, quy kết hồ đồ, mưu toan làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta của các thế lực thù địch.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng; sự quản lý điều hành chuẩn xác, hiệu quả của bộ máy nhà nước; sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị; sự ủng hộ, tham gia tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của toản dân, nhất định cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV của nước ta sẽ thành công tốt đẹp, lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Việt Nam.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Ngụy tạo – xảo thuật chống phá bầu cử Quốc hội

  • 13 Tháng Tư, 2016 at 10:04 sáng
    Permalink

    Chế độ dân chủ phụ thuộc vào mỗi nền văn hóa dân tộc, mỗi phương thức sản xuất nhất định và mỗi chế độ chính trị – xã hội nhất định. Vì thế mỗi quốc gia có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau, không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Hiến pháp và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam quy định rất rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ chức và cá nhân, bảo đảm cho cuộc bầu cử thực sự là sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, ngày hội của toàn dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chúng ta cần cảnh giác trước những luận điệu suy diễn, quy kết hồ đồ nhằm mục đích phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra./.

    Reply
  • 18 Tháng Tư, 2016 at 8:52 sáng
    Permalink

    Sau khi chống phá Đại hội XII không thành, bọn người bán nước hại dân lại hằm hè xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra. Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý điều hành hiệu quả của bộ máy nhà nước và sự ủng hộ, tham gia tích cực, có trách nhiệm của toàn dân, nhất định cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV của nước ta sẽ thành công tốt đẹp!

    Reply
  • 19 Tháng Tư, 2016 at 8:58 chiều
    Permalink

    Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện – cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.