Nguyễn Khắc Mai lộ rõ hình hài: Kẻ phá hoại bầu cử Quốc hội
Như đã thành quy luật, trước những sự kiện trọng đại của đất nước, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội ở nước ta. Không nằm ngoài quy luật đó, nhân sự kiện bầu cử Quốc hội khóa XIV nước ta vào tháng 5 tới, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh hoạt động chống phá với nhiều thủ đoạn thâm độc, tuyên truyền những luận điệu phản động, nhằm phủ nhận chế độ bầu cử ở nước ta. Điển hình là, ngày 5/3/2016, xuất hiện bài viết với tiêu đề: “Những nghịch lý của cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ XIV” của Nguyễn Khắc Mai.
Đọc bài viết này, thấy rõ ý đồ đen tối của tác giả, cũng như dụng ý xấu của những kẻ cố ý phát tán, tuyên truyền bài viết trên mạng. Thông qua blog: nhanvanviet.com, xin vạch ra một số luận điệu sai trái của bài viết:
Bài viết trích dẫn C.Mác rất mù mờ với ý đồ xấu
Ra vẻ khách quan, Nguyễn Khắc Mai trích dẫn C.Mác để phản bác chế độ bầu cử dưới chủ nghĩa xã hội. Y viết: “Từ ngót 150 năm trước, vào cuối thế kỷ XIX, trong một cuộc bàn luận với Bakounine (một lãnh tụ của Quốc tế Đệ nhị), khi nói về hình thái thể chế chính trị của giai cấp công nhân, Mác tiên đoán: “Một khi giai cấp công nhân nắm được chính quyền, họ sẽ thúc đẩy một chế độ ủy trị. Người ta sẽ phó thác cho một nhóm người tự mình ứng cử bầu cử, nhằm đại diện và cai trị lại họ (giai cấp công nhân). Ngay lập tức họ sẽ rơi tõm vào sự dối trá và lệ thuộc của chế độ đại diện tư sản. Sau một hồi tự do hoặc hưng phấn cách mạng, làm công dân trong một kiểu nhà nước mới, họ sẽ tỉnh dậy thấy mình là nô lệ, con rối, con mồi của những tham vọng mới”. Đây là trích dẫn hết sức mù mờ. Y không chỉ ra cho người đọc biết cuộc bàn luận này ở đâu? Vào thời gian nào? Mục đích của cuộc bàn luận? Văn bản nào ghi lại tiên đoán của C.Mác? Thực ra, chỉ cần kiểm chứng chút ít trên mạng Internet là có thể thấy ngay đó là quan điểm của Bakounine chứ không phải của C.Mác. Thế mà suốt bài viết, Y lấy đó là tiền đề, luận điểm để phủ nhận chế độ bầu cử dưới chủ nghĩa xã hội, chế độ xã hội mà tất yếu sẽ thay thế cho chế độ tư bản chủ nghĩa do chính C.Mác khẳng định. Sự thực là, nghiên cứu vấn đề dân chủ trong điều kiện phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ và sự tuyệt đối hóa những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản đương thời, cũng như nhu cầu thực tiễn phải vượt qua dân chủ tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch trần bản chất giả dối của dân chủ tư sản: “Tự do chính trị là tự do giả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, và vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng như vậy, vì thế chế độ dân chủ, giống như bất kỳ mọi hình thức quản lý nào khác, cuối cùng phải tan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong đó tất yếu sẽ bộc lộ ra; hoặc là chế độ nô lệ thực sự, tức là chế độ chuyên chế không che đậy, hoặc là tự do thực sự và bình đẳng thực sự, tức là chủ nghĩa cộng sản”1. Từ việc phân tích tính tạm thời, nhất định sẽ bị vượt qua của dân chủ tư sản, C.Mác, Ph.Ăngghen đã vạch rõ: cách mạng xã hội chủ nghĩa là bước đi tất yếu để tiến tới một xã hội dân chủ chân chính. Nhấn mạnh tính chất của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu mà nó phải đạt tới, C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa – cộng sản chủ nghĩa là xã hội tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện trong thực tế nguyên tắc: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Bài viết xuyên tạc luật pháp hiện hành của Việt Nam về quyền ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân
Toát lên toàn bộ bài viết, y cho rằng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay không cho công dân thực hiện quyền tự do ứng cử. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn luật pháp bầu cử Quốc hội ở Việt Nam.
Điều 2, Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (do Quốc hội thông qua ngày 26/5/2015, có hiệu lực từ 1/9/2015) quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.
Điều 3, Luật trên quy định rõ tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội”.
Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội (do Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ 1/1/2016) quy định tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội như sau:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Như vậy, luật pháp hiện hành của Việt Nam không bác bỏ quyền ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân. Mọi công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi, có đủ các tiêu chuẩn đại biểu quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, đều có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
Bài viết vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng và vi phạm pháp luật về tuyên truyền, vận động bầu cử ở Việt Nam
Nguyễn Khắc Mai lộ rõ ý đồ xấu xa. Y kêu gọi cử tri nhất thiết không bầu cho tất cả lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lý do mà y đưa ra rất vô lý và hết sức thật nực cười: Quy tội gây ra tham nhũng và lãng phí là trách nhiệm thuộc về Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa kể từ 1986 đến nay. Tuy nhiên, thực tế cách mạng nước ta đã bác bỏ luận điểm sai trái của Y. Đảng Cộng sản Việt Nam là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới ở nước ta và sự nghiệp đổi mới ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đành rằng, bên cạnh những thành tựu đó, còn có những hạn chế, yếu kém, trong đó có tham nhũng, lãng phí. Song thử hỏi Nguyễn Khắc Mai, Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương nào khuyến khích, dung túng cho tham nhũng? Ngược lại, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Khi kêu gọi cử tri không bầu cho ứng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là Nguyễn Khắc Mai đã vi phạm pháp luật tuyên truyền, vận động bầu cử ở Việt Nam. Tại Điều 63, Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã quy định: “Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”. Điều 68 của Luật này đã quy định rõ những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử:
- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trongvận động bầu cử.
- Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trongnước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Rõ ràng là với bài viết này, Nguyễn Khắc Mai đã cố ý tạo dựng lên cái gọi là nghịch lý với ý đồ xuyên tạc chế độ bầu cử ở nước ta nhằm phá hoại bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV vào tháng 5 tới. Cử tri cả nước hãy nhận rõ và nâng cao cảnh giác những âm mưu, thủ đoạn thâm độc này của các thế lực thù địch!
Có lẽ ông Nguyễn Khắc Mai không hiểu việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử phải bảo đảm theo đúng quy trình, trong đó phải bảo đảm việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật… Hiệp thương giữa các tổ chức chính trị, xã hội để giới thiệu đại biểu là một nét ưu việt của chế độ dân chủ trong bầu cử của chế độ ta. Chỉ với các tổ chức chính trị – xã hội mới có thể nhìn nhận bao quát được các nhóm xã hội đồng thời trao đổi để đi đến một cơ cấu đại biểu hợp lý. Là một nhà nghiên cứu học rộng, nghĩ sâu, ông Mai nên đọc, học và nghiền ngẫm lại cho kỹ những nội dung tiến bộ của Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở Việt Nam!
Cuộc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp vào tháng 5 tới đây là một sự kiện chính trị quan trọng của nước ta, cho nên các thế lực thù địch và bọn phản động sẽ lợi dụng cơ hội này để chống phá như đã thành quy luật. Với những lời lẽ mà Nguyễn Khắc Mai viết ra thì đích thị hắn là một tên phản động không thì cũng là một kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch và bọn phản động. Cho nên chúng ta hãy cảnh giác trước những lời lẽ, âm mưu và thủ đoạn của những kẻ như Nguyễn Khắc Mai./.
Bầu cử Quốc hội là một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Quốc hội khóa XIII đã thông Luật bầu cử Quốc hội và Hội đông nhân dân làm khung pháp lý cho cuộc bầu cử diễn ra vào 22/5/2016. Tại đó đã quy định rõ nội dung về quyền tự ứng cử của công dân. Việc ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng ở Việt Nam công dân không có quyền tự do ứng cử đó là sự xuyên tạc trắng trợn luật bầu cử ở nước ta. Có lẽ ông cố tình làm vậy nhằm mục đích gây hoang mang trong dư luận,kích động người dân nhằm mục đích phá hoại cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 ở nước ta. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước những thông tin như vậy
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp, ưu việt và dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đó là sự khác biệt lớn nhất của chế độ ta với chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hãy nhìn sang bên kia bán cầu, các đảng cộng hòa và dân chủ đã và đang chi ra hàng chục triệu đô la để vận động tranh cử, đó có phải là hành động lôi kéo, mê muội quần chúng không. Nhưng, đảng ta không và không bao giờ tổ chức các hoạt động tranh cử như thế. Bởi một lẽ, những người được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, bộ máy Nhà nước là thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân
Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam bằng chủ trương, đường lối và bằng vai trò của đội ngũ đảng viên trong hệ thống chính trị. Đảng viên được bầu vào bộ máy lãnh đạo, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đó là nguyên tắc, là đúng đắn, là khoa học và là trách nhiệm của Đảng với dân, với nước.
Nguyễn Khắc Mai thực sự không hiểu hay cố tình không hiểu về quyền tự do, dân chủ trong bầu cử ở Việt Nam được quy định trong luật pháp hiện hành và thực tiễn chính trị cũng chứng minh rất rõ về quyền ứng cử, tự ứng cử theo đúng pháp luật. Có công dân Việt Nam nào mất đi quyền ấy ngoài những kẻ thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật, không đủ phẩm chất như ông? Cho nên, đừng ngồi đó mà phán bừa phán bãi một cách thiếu khách quan, trung thực về tinh hình đất nước và cũng đừng ảo tưởng vào sự thành công của những âm mưu, luận điệu chống phá. Nhân dân Việt Nam hơn ông là biết đặt niềm tin vào những người đủ đức, đủ tài để lãnh đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc chứ không dễ gì bị lôi kéo, kích động theo những chiêu bài của ông và những tên bán nước hại dân đâu.