LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC THÂM ĐỘC CỦA CHIẾN THÀNH

Ngày 24/6/2019, trên trang mạng “Danlambao” xuất hiện bài viết của Chiến Thành với tựa đề: Võ Văn Thưởng “rạch mặt ăn vạ” đã xuyên tạc phát biểu của đồng chí Võ Văn Thưởng – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Tuy nhiên, cần khẳng định phát biểu của của đồng chí Võ Văn Thưởng về Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng, bởi lẽ:

Thứ nhất, ngoài những lợi ích truyền thông xã hội thì những tác hại từ mặt trái của nó đối với xã hội rất lớn. Theo thống kê của Trung tâm Số liệu internet quốc tế (Internetworldstats) số người dùng internet ở Việt Nam năm 2018 đã đạt 64 triệu người dùng (tương đương 67% dân số). Về sử dụng mạng xã hội, năm 2018, Việt Nam có đến 55 triệu người dùng đang hoạt động, chiếm tỉ lệ 55% người dùng Internet.…

Read more

Mỗi người dân cần hiểu giá trị đích thực của Luật An ninh mạng

Gần đấy, Phạm Thanh Nghiên viết bài: “Phỏng vấn về Luật An ninh mạng: Vì sao người dân miền Nam bị bắt nhiều hơn”? Nội dung bài viết của Phạm Thanh Nghiên chỉ là sự kích động chia rẽ nhân dân miền Nam với nhân dân miền Bắc; xuyên tạc, bịa đặt cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Công an nhân dân Việt Nam nói riêng bưng bít thông tin như một cách tự vệ; kích động tâm lý hằn thù dân tộc và cuối cùng là phủ nhận Luật An ninh mạng. Theo đó, mỗi người dân cần hiểu giá trị đích thực của Luật An ninh mạng.

Thứ nhất, Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: Sử dụng không gian mạng, tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.…

Read more

Sự xuyên tạc bỉ ổi của Võ Ngọc Ánh

Ngày 13/4/2019, trên trang mạng “Danlambao” xuất hiện bài viết của Võ Ngọc Ánh với tựa đề: Người Việt đang “nhiễm virus” sợ hãi chính trị. Bài viết có nhiều nội dung bịa đặt, xuyên tạc về quyền tự do, dân chủ của người dân và Luật An ninh mạng của nước ta.

Thứ nhất, không thể có chuyện dân ta “mất tự do”, “không dám nói về chính trị”, “mất dân chủ”… Thực tế không phải như vậy, bởi ở Việt Nam quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng, bảo đảm, nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực thi trên thực tế. Việc khẳng định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được thể hiện rất rõ trong các bản Hiến pháp của nước ta năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.…

Read more

Bóc trần sự phản kháng của các nhà dân chủ dổm

Từ ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Điều này khiến những nhà “dân chủ” dổm, những đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi xuyên tạc, vi phạm pháp luật rơi vào cảnh lo lắng và tìm mọi cách ca thán, phản kháng.

1. Sự ra đời của Luật An ninh mạng là bước đi cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Sau hơn hai thập kỷ “du nhập” vào Việt Nam, mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế – xã hội và cuộc sống của người dân. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội, sự ảnh hưởng của thế giới mạng vào đời sống thực tiễn ở nước ta ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại, rất nhiều vấn đề tiêu cực cũng đã phát sinh trên không gian mạng, đặc biệt là việc các đối tượng chống đối, thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích Đảng, Nhà nước và tuyên truyền các quan điểm, luận điệu sai trái, phản động chống phá cách mạng nước ta. …

Read more

Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng của Trần Trung Đạo

Gần đây, trên trang mạng baotiengdan, kẻ có bút danh Trần Trung Đạo với bài viết: “Một thái độ chống luật An Ninh mạng”. Nội dung bài viết tập trung xuyên tạc Luật An ninh mạng, nói xấu chế độ và kích động nhân dân chống đối chính quyền. Y có những lập luận mang tính xảo ngôn, lừa lọc, phản động, không đúng với thực tiễn lịch sử Việt Nam; phủ nhận ý nghĩa, tác dụng của Luật An ninh mạng đối với sự phát triển an toàn, bền vững của đất nước.

Không thể xuyên tạc, bóp méo nhân quyền ở Việt Nam

Trần Trung Đạo xuyên tạc rằng: “Dưới chế độ CS…con người luôn phải sống trong sự sợ hãi…”. Đây rõ ràng là một luận điệu xuyên tạc, xảo trá của Trần Trung Đạo. Thực tế Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa.…

Read more

Những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng của Trần Quốc Việt

Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 01.01.2019. Sự ra đời của Luật An ninh mạng là cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trên trang Danlambao vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc, cho rằng: “Luật An ninh mạng kiểm duyệt thông tin, giới hạn số người đọc báo mạng, hạn chế sự bày tỏ chính kiến…”, trong đó có Trần Quốc Việt với bài viết: “Bịt miệng để chặt chân”. Xuyên suốt bài viết này là sự vay mượn, lắp ghép khập khiễng, lố bịch không đúng với thực tiễn lịch sử Việt Nam với sự kiện Thiên An Môn của Trung Quốc diễn ra năm 1989; phủ nhận ý nghĩa tác dụng của Luật An ninh mạng đối với sự phát triển an toàn, bền vững của đất nước.…

Read more

Ban hành Luật An ninh mạng hoàn toàn không đi ngược lại xu thế của thời đại

Khi Luật An ninh mạng nước ta bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tuyên truyền, công kích, xuyên tạc nội dung của Bộ Luật này. Ngày 02/01/2019, Tran Hung đăng bài viết “Luật an ninh mạng là “tái ông mất ngựa” vì trong họa có phúc”. Y đã cố tình sử dụng những lập luận mang tính chất xảo ngôn, lừa lọc để đưa ra những kết luận hồ đồ, phản động khi cho rằng: “Luật an ninh mạng với bản chất đi ngược lại xu thế thời đại… Xét về bản chất thì cái Luật này chỉ vì mục đích “che đậy sự thật”…. Chẳng có ý nghĩa gì khác ngoài ba từ “bảo vệ đảng”.

 Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức.…

Read more

Cảnh giác với dụng ý xấu của kẻ phản động Minh Châu

Mặc dù Luật An ninh mạng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 (từ ngày 21/5 đến ngày 15/6/2018) thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Song, việc xuyên tạc, phủ nhận nhằm kích động người dân chống đối Luật An ninh mạng vẫn là vấn đề mà các thế lực thù địch “hết sức quan tâm”. Bài viết “Thế nào là thông tin sai sự thật?” của Minh Châu trên trang mạng VNTB không nằm ngoài xu hướng đó. Nội dung bài viết không có gì khác hơn là sự suy diễn chủ quan của Minh Châu nhằm dụng ý xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng.

Chúng ta đều biết, internet và mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nhất là trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin truyền thông có kết nối internet.…

Read more

Vạch trần sự xuyên tạc của kẻ phản động Thành Đỗ

Gần đây, trên trang mạng Danlambao, bút danh Thành Đỗ có bài viết “Tản mạn về luật An Ninh Mạng Việt Nam”. Nội dung bài viết tập trung xuyên tạc Luật An ninh mạng, nói xấu chế độ và kích động nhân dân chống đối chính quyền.

Thứ nhất, Thành Đỗ xuyên tạc mục đích ra đời của Luật An ninh mạng

Ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Lợi dụng sự kiện này, Thành Đỗ xuyên tạc rằng: “Sự thật là luật ANM được ra đời chỉ vì nhà cầm quyền VN, một nước cộng sản và dân chủ giả hiệu bị buộc phải tạo thêm cơ hội, tạo ra thêm các đặc quyền diễn đạt luật và cuối cùng là “quy ra tiền” cho bộ máy công an có dịp kiếm thêm “bù đắp” vào các khoảng thu khác nay đã cũ hoặc bại lộ hoặc không còn dễ ăn như làm chốt chặn trên đường kiếm bạc lẻ hay hành dân trong đồn công an về giấy tờ linh tinh hành chính mà người dân thường nói là: Hành dân là chính”.…

Read more

Ngăn chặn, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch trên mạng

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội đã chất vấn các thành viên Chính phủ việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Một số đại biểu đã lo ngại về tình trạng hiện nay trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm, nhất là sau phiên họp lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vừa qua, đã có rất nhiều phát ngôn xúc phạm đến các bộ trưởng trên mạng xã hội. Bức xúc trước vấn đề này Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương – tỉnh Ninh Thuận đã đặt câu hỏi: Vấn đề này có cần phải xử lý không?…

Read more