Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Gần đây, Quang Nguyên đã tung lên trang mạng “Việt Nam Thời báo”, bài viết: “Cộng sản với tôn giáo”. Nội dung bài viết hoàn toàn xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo

Thứ nhất, Quang Nguyên xuyên tạc rằng: “Việt Nam đánh đồng các tôn giáo như đảng phái hay một thứ siêu đảng phái phải tận diệt trong một quốc gia chỉ độc tôn một đảng cộng sản; họ nói tôn trọng tự do tôn giáo thông qua hiến pháp của họ, nhưng họ đã làm ngược lại; họ bị các tổ chức nhân quyền thế giới, Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác lên án về các hành vi đàn áp tôn giáo”. Đây hoàn toàn là những luận điệu sai trái, thù địch, nhằm kích động, gây mâu thuẫn khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam của Quang Nguyên. Thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân nói chung và đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nói riêng. Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của BCH Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác tôn giáo nêu rõ: “Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo…”. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 7) quy định: “… Tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;…”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 24: 1/ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật 2/ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 3/ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nghị Định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nêu rõ: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo;…

Thứ hai, Quang Nguyên cho rằng: “Việt Nam dựa vào quyền lực, bạo lực và các phương tiện vô giới hạn, chính quyền thực hiện các mánh khóe thâm độc phá hủy tôn giáo” . Thực tiễn, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xu hướng chủ đạo trong đời sống hoạt động của các tôn giáo là gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Với phương châm “Tốt đời, đẹp đạo” các tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng nên đường hướng hành đạo tiến bộ, như: “Đạo pháp – Dân tộc –  Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo; “Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của Hội thánh Tin lành Việt Nam; “Nước vinh, đạo sáng” của đạo Cao Đài… vừa phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc, vừa phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và xu hướng phát triển của thời đại.

Trên thực tế, hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển; các cơ sở thờ tự tôn giáo không ngừng được sửa chữa khang trang; các chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo được tạo mọi điều kiện sinh hoạt, học tập, hoạt động tôn giáo theo tôn chỉ, mục đích của tôn giáo và quy định của pháp luật Việt Nam; đồng bào là tín đồ các tôn giáo ngày càng yên tâm, tin tưởng, hăng hái thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội, từ thiện. Qua đó, các tôn giáo đã góp phần cùng chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh; chăm lo cho người nghèo, những người có công với nước, người già cô đơn, trẻ mồ côi, khuyết tật, xây dựng Nhà Tình thương, Nhà Đại đoàn kết; chăm lo giúp đỡ người bị bệnh phong, nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cứu trợ thiên tai, tai nạn…góp phần xây dựng nước Việt Nam: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Qua đây cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, hoàn toàn không có chuyện “tận diệt tôn giáo”, hay “đàn áp tôn giáo”,…. Những minh chứng trên đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của Quang Nguyên./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

4 thoughts on “Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

  • 28 Tháng Năm, 2018 at 8:33 sáng
    Permalink

    Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay./.

    Reply
  • 4 Tháng Bảy, 2018 at 8:41 sáng
    Permalink

    Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân nói chung và đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nói riêng. Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển. Người dân là tín đồ các tôn giáo ngày càng yên tâm, tin tưởng, hăng hái thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước.

    Reply
  • 11 Tháng Bảy, 2018 at 11:19 chiều
    Permalink

    Những thành tựu của Việt Nam đạt được trên lĩnh vực tôn giáo là một bằng chứng sinh động chứng minh cho chính sách tôn giáo đúng đắn, cởi mở, thực sự tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

    Reply
  • 15 Tháng Mười, 2018 at 11:11 sáng
    Permalink

    Bài viết của Quang Nguyên là hoàn toàn xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.