Góc nhìn phiến diện của Nonan Finley

Gần đây, trên một số diễn đàn phản động đã đồng loạt xuất hiện bài viết: Chủ nghĩa tư bản lấn át chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Nonan Finley (phóng viên của The Detroit News) do Khánh Anh dịch. Nội dung bài viết đã thể hiện góc nhìn phiến diện và những nhận định thiếu khách quan về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Những nhận định này đã “tiếp tay” cho những phần tử cơ hội chính trị, phản động thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam.

1. Hiện thực kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam.

Với vốn kiến thức hạn hẹp về Việt Nam, và con mắt phiến diện Nonan Finley đã đưa ra nhiều nhận định thiếu khách quan về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Và để minh chứng cho những nhận định đó, Nonan đã viện dẫn những hạn chế, yếu kém của kinh tế Việt Nam từ trước những năm đổi mới. Hành động này rất có “chủ đích” nhằm tạo nên bức tranh “u ám” về Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Nguy hại hơn, đây sẽ là “cái cớ” để các thế lực thù địch “vin vào” hòng đẩy mạnh các hoạt động chống phá Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam có thể tự hào về những thành tựu kinh tế đã đạt được. Từ một nước lạc hậu, kém phát triển, Việt Nam đã chủ động hoạch định tương lai phát triển, tự quyết định con đường đi lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với quy mô, tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh. Trong khoảng hai thập kỷ qua, tốc độ tăng GDP bình quân tăng 6,8% một năm; quy mô kinh tế theo đó cũng tăng 39 lần, lên mức 245 tỷ USD vào năm 2018. GDP bình quân đầu người tăng 27,4 lần, đạt gần 2.590 USD vào năm 2018. Bên cạnh thành tựu kinh tế, trong suốt quá trình đổi mới, Việt Nam đã chứng minh với thế giới là một quốc gia luôn ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nếu nhìn sang một số quốc gia khác trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Việt Nam luôn được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, với chủ trương phát triển đất nước thịnh vượng, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách đúng đắn hướng tới mọi đối tượng trong xã hội, gồm những người yếu thế để xác lập vị thế bình đẳng, công bằng. Năm 2018, theo chuẩn nghèo “đa chiều”, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm xuống dưới 6%. Các hoạt động tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận luôn được tôn trọng, bảo đảm theo đúng Hiến pháp và pháp luật.

Đánh giá đúng những thành tựu đó, nhưng chúng ta không phủ nhận những hạn chế, yếu kém vẫn còn tồn tại hiện nay. Những hạn chế, yếu kém cả trong phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân; cả trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ đều đã được Đảng, nhà nước nhận rõ, thẳng thắn chỉ đạo và đang khắc phục có hiệu quả. Việt Nam cũng luôn trân trọng và ghi nhận những đánh giá khách quan, thẳng thắn của cộng đồng quốc tế để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, những góc nhìn lệch lạc, thiếu thiện cảm và nhận định cảm tính như kiểu của Nonan thì điều đó cần phê phán, loại bỏ.

2. Phải chăng chủ nghĩa tư bản đang lấn át chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Hiện nay, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang hướng tới xây dựng là mô hình xã hội với “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”. Mô hình tổng quát đó là Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn với quá trình phát triển đất nước qua các thời kỳ, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện đại.

Để thực hiện thành công mô hình đó, Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển khách quan của các thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức kinh tế, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Cùng với đó, chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước đã tạo cơ hội và điều kiện cho nhiều tập đoàn, công ty lớn từ các quốc gia đến Việt Nam, hợp tác đầu tư cùng có lợi. Nếu nhìn vào bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay, các tập đoàn, công ty nước ngoài có đóng góp rất to lớn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chủ nghĩa tư bản đang “lấn át” chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bởi, hoạt động của những tập đoàn, công ty này trên lãnh thổ Việt Nam luôn phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Họ chỉ có thể đạt được lợi nhuận khi được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Với quan điểm nhất quán, Việt Nam vẫn luôn kiên định với con đường đã lựa chọn – xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Do đó, nếu chỉ quan sát những hiện tượng bên ngoài mà Nonan đã vội vàng nhận định chủ nghĩa tư bản đang lấn át chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang là một sai lầm, một sự thiển cận trong nhận thức của Nonan.

3. Lời kết

Rõ ràng bài viết của Nonan đã phản ánh một cách thiển cận, phiến diện về tình hình phát triển của Việt Nam, tạo nên những “hiệu ứng” xấu trong dư luận xã hội, cả trong và ngoài nước. Khi tiếp cận bài viết này, mỗi người dân Việt Nam cần nhìn nhận, phân tích cụ thể, nhiều chiều để thấy rõ những góc cạnh “thiếu thiện chí” trong lời lẽ của Nonan. Đồng thời, cảnh giác đấu tranh với những thủ đoạn lợi dụng bài viết này phục vụ cho mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

6 thoughts on “Góc nhìn phiến diện của Nonan Finley

  • 3 Tháng Tư, 2019 at 9:29 sáng
    Permalink

    Những góc nhìn lệch lạc, thiếu thiện cảm và nhận định cảm tính như kiểu của Nonan thì cần bị phê phán, loại bỏ.

    Reply
  • 3 Tháng Tư, 2019 at 8:46 chiều
    Permalink

    Bài viết của Nonan Finley (phóng viên của The Detroit News) do Khánh Anh dịch là bịa đặt, xuyên tạc nước ta. Chúng là những phần tử phản động mà thôi.

    Reply
  • 4 Tháng Tư, 2019 at 7:45 chiều
    Permalink

    Nonan đã phản ánh một cách thiển cận, phiến diện về tình hình phát triển của Việt Nam, tạo nên những “hiệu ứng” xấu trong dư luận xã hội, cả trong và ngoài nước.

    Reply
  • 10 Tháng Tư, 2019 at 7:04 sáng
    Permalink

    Cảnh giác đấu tranh với những thủ đoạn lợi dụng bài viết này phục vụ cho mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch

    Reply
  • 10 Tháng Tư, 2019 at 7:36 sáng
    Permalink

    Một người nước ngoài viết về Việt Nam mà không hiểu được văn hóa,xã hội, con người Việt Nam thì những nội dung mà người này viết chảng qua là một cái nhìn thiển cận, hoặc phục vụ cho một mục đích đen tối nào đấy

    Reply
  • 12 Tháng Tư, 2019 at 7:04 sáng
    Permalink

    Nhân dân luôn vui mừng và tự hào về những thành tựu kinh tế đã đạt được sau hơn 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.