Mục đích Việt Nam xây dựng Luật An ninh mạng
Như chúng ta đã biết, không thể phủ nhận những tiện ích mà Internet và mạng xã hội mang lại cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ và phức tạp mà Internet, mạng xã hội mang lại, nhất là trên khía cạnh thông tin.
Bởi, thông tin trên Internet, mạng xã hội rất khó kiểm chứng và không bị giới hạn bởi không gian. Các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt vì những mục tiêu hiểm độc, đê hèn. Những thông tin như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khủng bố tinh thần, đe dọa đưa lên mạng những thông tin cá nhân, đời tư, khiến nhiều gia đình tan nát, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí không ít người còn tìm đến cái chết…
Ở Việt Nam, những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại tài sản Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ xảy ra, điển hình như: Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… lấy lý do phản đối dự án luật về đặc khu, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị cả trong và ngoài nước đã thông qua Internet, mạng xã hội để tập hợp lực lượng, chỉ đạo, điều hành những phần tử bất mãn với chế độ, tìm cách tán phát thông tin, xuyên tạc về dự luật này để kích động người dân xuống đường biểu tình, chống chính quyền nhân dân…
Để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành).
Mục đích xây dựng Luật An ninh mạng của Nhà nước Việt Nam là nhằm: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng…”. Luật An ninh mạng chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó là những hoạt động sau: 1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; 3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội … xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; 4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc …; 5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…; 6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi”.
Như vậy, xét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc tế, Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian mạng) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn cho lợi ích quốc gia dân tộc. Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà nước trong điều kiện Internet, mạng xã hội đang phát triển như vũ bão.
Trả lời câu hỏi của phóng viên các hãng thông tấn trong và ngoài nước về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Trong khi đó những nỗ lực nhằm cải thiện an ninh trên môi trường mạng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do thiếu thể chế pháp lý và năng lực bảo đảm an ninh mạng. Do đó, việc xây dựng Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay”./.
Việc xây dựng Luật An ninh mạng đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện, trong đó có nước Mỹ. Theo thống kê của Liên Hợp quốc, đến nay đã có 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) ban hành Luật An ninh mạng. Việt Nam là đất nước có chủ quyền, và đặc biệt là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về số lượng người sử dụng internet. Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nếu không có luật an ninh mạng thì liệu ai sẽ là người sẽ bảo vệ đất nước, hệ thống chính trị – kinh tế – xã hội và nhân dân trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và dày đặc. Việc xây dựng luật an ninh mạng là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nó phù hợp với tiền trình hội nhập quốc tế và là tầm khiên vững chắc bảo vệ tất cả người dùng internet ở Việt Nam chúng ta tránh khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng.
Mục đích xây dựng Luật An ninh mạng của Nhà nước Việt Nam là nhằm: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng…” Mục đích rõ ràng này là lời bác đanh thép nhất đối với kẻ cơ hội, phản động.
Mục đích của luật an ninh mạng là phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
việc ban hành Luật An ninh mạng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng kịp thời, hiệu quả.
“an ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Những kẻ lợi dụng internet sẽ không còn “đất diễn” để chống phá cách mạng nước ta
Tôi biết, một số người hiện nay do thiếu hiểu biết hoặc bị bọn người xấu lợi dụng nên vẫn chưa hiểu hoặc cố tình chưa hiểu về ý nghĩa, sự cần thiết của Luật An ninh mạng nên còn băn khoan, lo lắng thậm trí còn chống đối, phủ nhận Luật An ninh mạng. Nguyên tắc của Luât này là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Vì vậy, mọi người đừng lo lắng và tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc của bọn người xấu nhé
Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian mạng) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn cho lợi ích quốc gia dân tộc
Việc xây dựng Luật An ninh mạng đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện. Xây dựng Luật An ninh mạng của Nhà nước Việt Nam nhằm: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. CẦn phải xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng.
Như chúng ta đã biết, thông tin trên Internet, mạng xã hội rất khó kiểm chứng và không bị giới hạn bởi không gian. Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt vì những mục tiêu hiểm độc, đê hèn. Vì vậy, Luật An ninh mạng ra đời là rất cần thiết nhằm mục đích: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Tôi hoàn toàn ủng hộ và sẽ nghiêm túc thực hiện theo những quy định của Luật An ninh mạng khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng.
Luật An ninh mạng được coi “là cây gậy thần kỳ” để đập tan mọi luận điệu chống phá cách mạng nước ta của các thế lực phản động, thù địch trển không mạng.