NẾU ĐÃ LÀM ĐÚNG THÌ ĐÂU PHẢI LO SỢ

Vừa qua, trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu, Nguyên Sa và Luật Khoa đã có bài viết: Khi một chú cừu trắng (như tôi) cũng phải đọc Cẩm nang nuôi tù”. Toàn bộ bài viết đã xuyên tạc Hiến pháp về quyền con người, quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam; đồng thời cổ súy cho tác giả Đoan Trang và cuốn sách “Cẩm nang nuôi tù”, kích động phản kháng chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là sự chống phá Đảng, chế độ ở Việt Nam hiện nay của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Trong đó, tự do ngôn luận, báo chí đang là một mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng.

Chúng ta đều biết rằng, quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Tuy nhiên, tự do ngôn luận là quyền con người cơ bản, nhưng luôn phải có giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật. Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật”.

Nhìn vào thực tiễn thực thi pháp luật của nhiều nước trên thế giới, có thể thấy mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn, mà không bị xem là vi hiến. Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù, chống lại việc xâm phạm đời tư; cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia. Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ cũng hình sự hóa các hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự của tổng thống hay các thành viên hoàng gia…

Đối với Việt Nam, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định rõ: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.

Vậy nên, nếu Nguyên Sa và Luật Khoa chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật thì đâu phải nghĩ mình là “con cừu trắng”. Việc Nguyên Sa và Luật Khoa tuyên truyền mọi người đọc cuốn sách “cẩm nang nuôi tù” – tác giả Phạm Đoan Trang là hành vi vi phạm pháp luật. Phạm Đoan Trang là ai thì mọi người đã rõ. Bản thân Phạm Đoan Trang chưa bao giờ giấu diếm ý định lật đổ chế độ; là một trong những người cốt cán chuyên tổ chức các buổi biểu tình để gây ra bạo loạn nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam. Những cuốn sách của Phạm Đoan Trang như “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực” hay “Cẩm nang nuôi tù” cũng không nhằm gì khác ngoài kích động người dân tham gia các hoạt động lật đổ chính quyền. Bản chất của “Cẩm nang nuôi tù” là một tài liệu cổ vũ phản kháng cho những kẻ đã vi phạm pháp luật. Hơn nữa, những đầu mối phân phối cuốn sách này đều là những kẻ chuyên chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay như: Nguyễn Duy Tân (miền Nam), Đặng Hữu Nam (miền Trung), Cấn Thị Thêu (Hoà Bình), Trịnh Bá Tư (Hoà Bình). Người dân chẳng thể nào tin được những thông tin kiến thức pháp luật được chia sẻ bởi những kẻ chuyên vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh trật tự của đất nước.

Vì vậy, nếu ai thực hiện đúng các quy định của pháp luật thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Ngược lại, nếu ai vi phạm pháp luật thì bạn sẽ bị pháp luật trừng trị./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.