Nguyễn Hoàng Dân là kẻ hồ đồ, ngộ nhận

Sau chiến thắng 30/4/1975, nhân dân Việt Nam không chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử đối với chính dân tộc mình, mà còn làm tròn sứ mệnh quốc tế cao cả và thiêng liêng đối với nhân dân Đông Dương nói riêng, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới nói chung. Đó là sứ mệnh giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi sự xâm lược và ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân mới đứng đầu là đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước; đồng thời “đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng.., đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam châu Á…”. Thực tiễn đó là minh chứng khẳng định, chiến thắng 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc cuộc trường chinh suốt 30 năm (1945 – 1975) của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống giặc ngoại xâm, thống nhất non sông, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Vì thế, ngày 30/4/1975 và Chiến thắng 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam “như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Với thắng lợi có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc như vậy mà Chiến thắng 30/4/1975 đã được nhân dân thế giới thừa nhận, ca ngợi và đánh giá cao. Sau 43 năm cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã trở thành bạn và đang là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Trong số các đối tác này không chỉ có các quốc gia, vùng lãnh thổ đã từng gây chiến, mà còn có các quốc gia, vùng lãnh thổ đã trực tiếp tham gia hay gián tiếp ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975 do đế quốc Mỹ phát động. Và hơn thế, Việt Nam và các đối tác này đã gác lại quá khứ thương đau để hướng tới tương lai tốt đẹp và đang cùng nhau hợp tác, phát triển trong hoà bình và thân thiện. Ấy vậy mà nhân dịp diễn ra cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018, trên nhiều Blog đang lan truyền bài viết của Nguyễn Hoàng Dân có tựa đề Tháng Tư: Nhìn hội đàm thượng đỉnh liên Triều nghĩ về cái ngu và cái hèn của cộng sản Việt Nam. Theo Nguyễn Hoàng Dân, cho dù đã 65 năm hai miền Triều Tiên bị chia cắt, nhưng cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018 sẽ mang lại hoà bình, thống nhất mà không phải tiến hành chiến tranh như ở Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. Hãy khoan bàn chuyện giống hay khác nhau giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam với những gì đã và đang diễn ra trong 65 năm Triều Tiên bị chia cắt năm 1953. Chỉ cần nói thêm rằng, đã từ lâu, cứ đến dịp 30/4 hàng năm, Nguyễn Hoàng Dân lại tung lên mạng những bài có nội dung xuyên tạc chiến thắng 30/4/1975 nhằm phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, là chúng ta cũng biết, Nguyễn Hoàng Dân là một kẻ như thế nào rồi?

Phải thừa nhận rằng, Hội đàm thượng đỉnh liên Triều là cuộc gặp gỡ với nhiều biểu tượng hòa bình, thống nhất và hữu nghị. Từ cuộc gặp lịch sử này, như nhận định của Nguyễn Hoàng Dân: thế giới đều có thể thấy được nguyện vọng giảm thiểu tối đa nguy cơ chiến tranh của lãnh đạo hai miền. Kết quả cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều được dư luận quốc tế đánh giá tích cực bởi “hai kẻ thù lâu năm tuyên bố hướng tới hòa bình sau những năm tháng gầm ghè đe dọa lẫn nhau”. Tuy nhiên, trong bối cảnh bế tắc nguy hiểm đã kéo dài nhiều năm trên bán đảo Triều Tiên thì kết quả ít ỏi ban đầu từ cuộc gặp này cho thấy, vẫn còn “rất mơ hồ về tương lai hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”. Và ngay cả tác giả Nguyễn Hoàng Dân cũng hoài nghi khi cho rằng: tương lai của bán đảo Cao Ly xoay chuyển thực hư thế nào cũng không thể minh định được ngay, nhanh chóng và chắc chắn… tất cả vẫn đang còn là các bước đi gai góc và cần nhiều thời gian, thiện chí của hai phía liên quan; bởi đó là công việc không thể được tiến hành trong một sớm một chiều như khẳng định của tác giả. Vậy, khi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên còn rất mơ hồ mà đã vội vã cho rằng Nhìn hội đàm thượng đỉnh liên Triều nghĩ về cái ngu và cái hèn của cộng sản Việt Nam, thì Nguyễn Hoàng Dân có phải là người quá hồ đồ, ngộ nhận không./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Nguyễn Hoàng Dân là kẻ hồ đồ, ngộ nhận

  • 4 Tháng Bảy, 2018 at 8:47 sáng
    Permalink

    Bài viết trên là bài viết hay

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.